Ahh lỗ chân lông to quá !!! Chắc có lẽ không ít bạn phải phiền lòng vì vấn đề này. Tuy nhiên không chỉ mình bạn đau khổ với vấn đề này thôi đâu, lỗ chân lông to là vấn đề da phổ biến, đặc biệt đối với người việt nam mình. Lỗ chân lông to là một vấn đề nan giải, tuy nhiên ngày nay cùng với sự phát triển của ngành y khoa, đặc biệt là da liễu thẩm mỹ, thì lỗ chân lông to không còn là vấn đề nan giải nữa. Trong series bài viết về lỗ chân lông to, mình sẽ đưa các bạn đi từ nguyên nhân, cơ chế của lỗ chân lông to, cho đến các biện pháp điều trị hiện nay gồm thuốc bôi, thiết bị lasers và các thủ thuật da liễu thẩm mỹ. Nào cùng mở rộng kiến thức nhé.
LỖ CHÂN LÔNG TO LÀ GÌ
LCL to là hiện tượng to ra lỗ mở của đơn vị nang lông tuyến bã. Đơn vị nang lông tuyến bã chứa nhiều thành phần cấu trúc, bao gồm nang lông và tuyến bã [1]. Kích thước của lỗ chân lông phần lớn được mã hóa bên trong hệ gen và bị tác động bởi cả các yếu tố bên trong lẫn bên ngoài.
NGUYÊN NHÂN
Có rất nhiều nguyên nhân làm lỗ chân lông to ra. Những nguyên nhân này có thể được chia thành 2 loại: các nhân tố cơ địa bên trong và các yếu tố của môi trường bên ngoài.
Các nhân tố cơ địa bên trong:
• Gene
• Giới
• Hormone
• Lão hóa
• Mụn trứng cá
Các nhân tố bên ngoài môi trường
• Bụi bẩn
• Tiếp xúc quá nhiều với tia UV
• Sử dụng mỹ phẩm sinh còi mụn, bít tắt lỗ chân lông
Các nhân tố cơ địa bên trong:
• Gene
• Giới
• Hormone
• Lão hóa
• Mụn trứng cá
Các nhân tố bên ngoài môi trường
• Bụi bẩn
• Tiếp xúc quá nhiều với tia UV
• Sử dụng mỹ phẩm sinh còi mụn, bít tắt lỗ chân lông
CÁC YẾU TỐ BÊN TRONG ẢNH HƯỞNG ĐẾN LCL
Yếu tố đầu tiên quyết định đến kích thước LCL phải nói đến đó là yếu tố quyết định bởi di truyền. Gene ảnh hưởng đến lượng bã nhờn được tiết ra, kích thước chân lông, và độ đàn hồi của da. Ba yếu tố này được xem là nguyên nhân chính làm LCL to ra [3].
Điểm đồng thuận chung giữa các nghiên cứu được báo cáo là có mối liên hệ giữa sự tiết bã nhờn và kích thước LCL. Nói cách khác, da tiết càng nhiều bã nhờn, lỗ chân lông càng to. Điều này cũng được ủng hộ bởi thực tế là LCL to thường xuất hiện ở những vùng dầu nhiều như mũi, 2 bên gò má, nơi có nhiều tuyến bã nhờn [3].Trong một nghiên cứu, LCL to hơn ở người tiết bã nhiều hơn cũng như có mụn trứng cá. Tuy nhiên, độ nặng của mụn không ảnh hưởng đến kích thước của LCL [4].
như độ tuổi cũng liên quan đến LCL. Tuy nhiên, độ tuổi càng cao, mức độ tiết bã cũng sẽ giảm dần [5]. Một nghiên cứu đã chứng minh rằng kích thước LCL giảm theo độ tuổi, tuy nhiên mối liên quan này không có ý nghĩa thống kê và kích thước mẫu chưa đủ lớn [6].
Người ta cho rằng, sụt giảm collagen và mức độ đàn hồi sẽ làm cho LCL lớn hơn vì khi da chảy xệ sẽ kéo căng LCL và làm nó trông lớn hơn.
CÁC NHÂN TỐ BÊN NGOÀI
Có rất nhiều yếu tố môi trường góp phần làm to LCL bằng cách làm tăng tiết bã nhờn, làm giảm độ đàn hồi da hoặc gây bít tắc LCL.
Chúng ta đã biết rằng khi tiếp xúc nhiều với tia UV các sợi collagen và elastin của da sẽ bị phá vỡ, do đó làm giảm độ đàn hồi và sức căng của da [7]. Trong một nghiên cứu được tiến hành trên 156 tình nguyện viên, người ta thấy độ đàn hồi của da thấp hơn rất nhiều ở vùng thường xuyên phơi bày với tia UV so với vùng không phơi bày ở bất kì độ tuổi nào [8].
Một số nghiên cứu cũng đã chứng minh rằng tia UV có thể gây ra tình trạng phát triển quá mức của tuyến bã và tăng tiết bã nhỡn tạm thời [9]. Trong một nghiên cứu được thực hiện trên những công nhân làm việc ngoài trời phải tiếp xúc với tia UV thường xuyên trong một thời gian dài, người ta thấy kích thước LCL ở mặt to hơn so với mức độ trung bình trong cùng một lứa tuổi. Hơn nữa, kích thước LCL có mối liên hệ tương hỗ với mức độ tiết bã nhờn và thời gian tiếp xúc với tia UV [10].
Kích thước LCL cũng bị ảnh hưởng bởi bụi bẩn và mỹ phẩm sinh còi mụn, nói chung lại là bất kì chất nào gây bít tắc lỗ chân lông. Nguyên nhân là do những chất này khi tích tụ trong lỗ chân lông có thể là căng và giãn LCL khiến nó trông to hơn.
CÓ THỂ THU NHỎ LCL ĐƯỢC KHÔNG?
Mặc dù kích thước LCL phần lớn được quyết định bởi yếu tố di truyền, tuy nhiên còn rất nhiều yếu tố khác góp phần làm LCL to và chúng ta hoàn toàn có thể can thiệp được. Và mục tiêu chính trong điều trị LCL to đó là hạn chế tình trạng: tăng tiết bã nhờn và giảm mức độ đàn hồi da
Do đó mục tiêu điều trị của chúng ta là:
• Giảm tiết bã nhờn
• Cải thiện độ đàn hồi da
• Không để bít tắc LCL
(...To be continuing....)
Do đó mục tiêu điều trị của chúng ta là:
• Giảm tiết bã nhờn
• Cải thiện độ đàn hồi da
• Không để bít tắc LCL
(...To be continuing....)
🗣 Phần sau mình sẽ bàn về tất cả các sản phẩm bôi có thể thu nhỏ LCL, các bạn đón đọc nhé.
DR. PHẠM TĂNG TÙNG
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Pierard, G., Pierard-Franchimont, C., Marks, R., Paye, M. & Rogiers, V. (2000). ‘EEMCO guidance for the in vivo assessment of skin greasiness’, Skin Pharmacol Appl skin Physiol., 13, 372-389.
2. Uhoda, E., Pierard-Frenchimont, C., Petit, L. & Pierard, G. (2005). ‘The conundrum of skin pores in dermocosmetology’, Dermatology, 210, 3-7.
3. Lee, S., Seok, J., Jeong, S., Park, K., Li, K. & Seo, S. (2016). ‘Facial pores: definition, causes, and treatment options’, Dermatologic Surg., 42(3), 277-285.
4. Kim, B., Choi, J., Park, K. & Youn, S (2011). ‘Sebum, acne, skin elasticity, and gender difference – which is the major influencing factor for facial pores?’ Skin Res Tech, 19(1), e45-e53.
5. Jacobsen, E., Billings, J., Frants, R. et al. (1985). ‘Age-related changes in sebum secretion rate in men and women’, J Invest Dermatol, 85, 483-485.
6. Roh, M., Han, M., Kim, D. & Chung, K. (2006). ‘Sebum output as a factor contributing to the size of facial pores’, British Journal of Dermatology, 155(5), 890-894.
7. Uitto, J. (2008). ‘The role of elastin and collagen in cutaneous aging: intrinsic aging vs photoexposure’, J Drugs Dermatol, 7 (Supp 2), S12-S16.
8. Wang, Y., Fang, H., Wang, H. & Chen, H. (2010). ‘Effect of chronic exposure to ultraviolet on skin barrier function’, Zhejiang Da Xue Xue Bao Yi Xue Ban, 39(5), 517-522.
9. Akitomo, Y., Akamatsu, H., Okano, Y., Masaki, H. & Horio, T. (2003). ‘Effects of UV irradiation on the sebaceous gland and sebum secretion in hamsters’, J Dermatol Sci., 31(2), 151-159.
10. Lastowiecka-Moras, E., Bugajska, J. & Mlynarczyk, B. (2014). ‘Occupational exposure to natural UV radiation and premature skin aging’, Int J Occup Safety Ergonomics., 20(4), 639-645.
2. Uhoda, E., Pierard-Frenchimont, C., Petit, L. & Pierard, G. (2005). ‘The conundrum of skin pores in dermocosmetology’, Dermatology, 210, 3-7.
3. Lee, S., Seok, J., Jeong, S., Park, K., Li, K. & Seo, S. (2016). ‘Facial pores: definition, causes, and treatment options’, Dermatologic Surg., 42(3), 277-285.
4. Kim, B., Choi, J., Park, K. & Youn, S (2011). ‘Sebum, acne, skin elasticity, and gender difference – which is the major influencing factor for facial pores?’ Skin Res Tech, 19(1), e45-e53.
5. Jacobsen, E., Billings, J., Frants, R. et al. (1985). ‘Age-related changes in sebum secretion rate in men and women’, J Invest Dermatol, 85, 483-485.
6. Roh, M., Han, M., Kim, D. & Chung, K. (2006). ‘Sebum output as a factor contributing to the size of facial pores’, British Journal of Dermatology, 155(5), 890-894.
7. Uitto, J. (2008). ‘The role of elastin and collagen in cutaneous aging: intrinsic aging vs photoexposure’, J Drugs Dermatol, 7 (Supp 2), S12-S16.
8. Wang, Y., Fang, H., Wang, H. & Chen, H. (2010). ‘Effect of chronic exposure to ultraviolet on skin barrier function’, Zhejiang Da Xue Xue Bao Yi Xue Ban, 39(5), 517-522.
9. Akitomo, Y., Akamatsu, H., Okano, Y., Masaki, H. & Horio, T. (2003). ‘Effects of UV irradiation on the sebaceous gland and sebum secretion in hamsters’, J Dermatol Sci., 31(2), 151-159.
10. Lastowiecka-Moras, E., Bugajska, J. & Mlynarczyk, B. (2014). ‘Occupational exposure to natural UV radiation and premature skin aging’, Int J Occup Safety Ergonomics., 20(4), 639-645.
Nhận xét này đã bị tác giả xóa.
Trả lờiXóa