Retinoids được là một họ các dẫn xuất của vitamin A,
chất này được xem là thần dược trong ngành da liễu, việc tìm ra retinoids là một
phát hiện vĩ đại trong lịch sử ngành da.
Retinoids được chia thành 3 thế hệ gồm:
Thế hệ 1: retinol, tretinoin, isotretinoin
Thế hệ 2: acitretin
Thế hệ 3: adapalen, tazaroten
THUỐC BÔI CHÍNH TRONG ĐIỀU TRỊ MỤN
Retinoid được xem là thuốc bôi chính trong điều trị
mụn trứng cá thông thường, đặc biệt là mụn trứng cá nhẹ và trung bình nhờ khả
năng kháng viêm, tiêu còi mụn và ức chế sự hình thành microcomedone (vi nhân mụn).
Do đó không có gì bàn cãi khi nói về vai trò của retinoid trong mụn trứng cá.
Các sản phẩm thường được sử dụng phổ biến hiện nay: Klenzit MS, Klenzit C,
Differin, epiduo, tretinoin, retin- A
Adapalen (0.1% và 0.3%), tretinoin được khuyến cáo sử
dụng đơn trị liệu đối với mụn ẩn (nhân mụn đầu đen và đầu trắng) và sử dụng phối
hợp với thuốc uống, thuốc bôi khác đối với mụn viêm ở các mức độ khác nhau.
Trong các thử nghiệm lâm sàng, tỉ lệ điều trị mụn
thành công sau 12 tuần với đơn trị liệu bằng adapalen và tretinoin là khoảng
20%, tỉ lệ này tăng lên khoảng 20-40% nếu phối hợp với clindamycin bôi, và khoảng
50% khi phối với với benzoyl peroxide. [1]
THUỐC BÔI DUY TRÌ AN TOÀN VÀ HIỆU QUẢ TRONG ĐIỀU TRỊ
NÁM VÀ TĂNG SẮC TỐ SAU VIÊM
Retinoids làm giảm sắc tố bằng cách làm tăng tốc độ
tái sinh của các lớp tế bào thượng bì, từ đó giảm thời gian tiếp xúc giữa
melanocyte và keratinocyte, giảm sự vận chuyển các túi melanosome từ melanocyte
sang keratinocyte.
Do đó retinoids là một trong những thuốc bôi hàng đầu
trong điều trị nám (dạng kem bộ ba phối hợp gồm hydroquinone 4%, tretinoin
0.05% và fluocinolone acetonide- TRILUMA) cũng như tăng sắc tố sau viêm. [2]
Retinoid không gây độc lên các tế bào melanocyte như
hydroquinone, arbutin, ngoài ra nó còn giúp da chống lại các tổn thương ánh
sáng, nên sử dụng retinoids lâu dài mang lại sự an toàn và hiệu quả bền vững.
THẦN DƯỢC CHỐNG LÃO HÓA
Lão hóa gồm lão hóa nội sinh và lão hóa ngoại sinh
mà chủ yếu là do ánh sáng mặt trời. Có thể nhìn da vùng mông, mặt trong cách
tay để đánh giá lão hóa nội sinh, và so sánh da vùng này với da vùng mu bàn
tay, cổ, da mặt để có thể thấy được khả năng gây lão hóa da của ánh sáng mặt trời.
Quá trình lão hóa da do ánh sáng liên quan đến hoạt
động của các gốc tự do gây ra bởi tia UV trên da. Thông qua các gốc tự do, Tia
UV làm giảm sự tổng hợp collagen bằng cách ức chế TGF-β, và làm tăng sản xuất
MMP (enzyme phân hủy collagen) từ đó tăng bẻ gãy các sợi collagen.
Retinoids tác động lên da bằng cách gắn vào thụ thể
của nó (RAR, RXR) trong nhân tế bào, thúc đẩy quá trình tổng hợp các chất phản ứng,
các chất này làm tăng cường hoạt động của TGF- β. [3]
Một nghiên cứu mù đôi, có đối chứng trên 62 bệnh
nhân đã được tiến hành. Những người này được bôi kem retinol 0.1% trong vòng 52
tuần (1 năm). Kết quả cho thấy nếp nhăn vùng chân chim giảm 44%, tăng sắc tố dạng
đốm giảm 84% ở hầu hết bệnh nhân. Trong đó trên 50% bệnh nhân cải thiện hai mức
trên các thang điểm đánh giá. [4]
Kết quả mô bệnh học cho thấy sử dụng retinol và
tretinoin giúp làm dày lớp thượng bì và tăng sự biểu hiện của các gen sản xuất
collagen I và III [5]
Một số đặc tính của retinoids [6]
(1)Tác dụng phụ khi dùng retinoids là ngứa, đỏ da,
bong vảy, khô da,
(2) tác dụng phụ của tretinoin nhiều hơn so với
retinol
(3) tác dụng phụ tăng theo nồng độ và giảm dần theo
thời gian sử dụng
SO SÁNH TRETINOIN VỚI NỒNG ĐỘ KHÁC NHAU
1. Hiệu
quả tăng theo nồng độ
Weinstain đã so sánh hiệu quả của kem dưỡng ẩm chứa
0.05% và 0.01% tretinoin trên 251 bệnh nhân trong vòng 24 tuần. Kết quả cho thấy
75% bệnh nhân sử dụng tretinoin 0.05% có sự cải thiện da lão hóa ánh sáng đáng
kể, và chỉ có 48% đối với nhóm tretinoin 0.01%. Tuy nhiên nhóm bệnh nhân sử dụng
0.05% tretinoin có tỉ lệ biến chứng cao hơn. [7]
Nghiên cứu của Kligman cho thấy dùng tretinoin 0.25%
trong 2 tuần có thể đạt hiệu quả nhanh hơn, tương đương với dùng tretinoin
0.05% trong (4-6 tuần) [8].
2. Vậy
có nên sử dụng tretinoin nồng độ cao hay không?
Nghiên cứu của Griffiths
đã được tiến hành đánh giá hiệu quả tretinoin 0.1% và 0.025% trong chống
lão hóa. Kết quả cho thấy hiệu quả gần như tương đương sau 48 tuần (0.1% cho hiệu
quả cao hơn một ít), tuy nhiên nhóm bệnh nhân sử dụng kem tretinoin 0.1% có tỉ
lệ biến chứng cao hơn rất nhiều [9]
Nghiên cứu của Olsen cũng cho thấy không có quá nhiều
sự khác biệt trong hiệu quả giữa kem tretinoin 0.02% và 0.05% [10], tuy nhiên
khả năng dung nạp đối với tretinoin 0.02% cao hơn.
Do đó, nên bắt đầu với retinoids nồng độ thấp, nếu
da dung nạp tốt, có thể tăng dần nồng độ.
SO SÁNH TRETINOIN VÀ RETINOL
Tretinoin được cho là mạnh gấp 10
lần so với retinol.Một nghiên cứu được tiến
hành bởi Babcock M đã so sánh retinol (0.25, 0.5 và 1%) với tretinoin
(0.025, 0.05 và 0.1%). Kết quả cho thấy cả hai nhóm đều có hiệu quả cải thiện
các dấu hiệu lão hóa như nếp nhăn, tăng sắc tố, độ đàn hồi da đáng kể sau 12
tuần (p<0.001) và không có sự khác biệt đáng kể. Tuy nhiên nhóm tretinoin có
nhiều biến chứng cao hơn hẳn. [11]
Một nghiên cứu tương tự của Ho ET cũng cho thấy hiệu quả tương đương giữa
retinol 1.1% và tretinoin 0.025% [12]
Do đó để hạn
chế tối đa biến chứng thì nên bắt đầu bằng cách sử dụng retinol trước khi dùng
tretinoin. Ngoài ra có thể làm giảm tác dụng phụ bằng cách dùng retinol
kèm với kem dưỡng ẩm [13].
Retinol cần đạt nồng độ nhất định để mang lại hiệu
quả, tuy nhiên các nhiều sản phẩm trên thị trường thường chỉ liệt kê retinol
trong thành phần mà không ghi cụ thể nồng độ, do đó nên lựa chọn các sản phẩm của
những hãng uy tín như Obagi, Peter Thomas Roth retinol, ROC…
LƯU Ý
1. Retinoids
dạng bôi được phân loại C đối với phụ nữ có thai, do đó nên ngưng 1 tháng trước
khi muốn có thai.
2. Retinoids
không làm mỏng da như nhiều người nghĩ. Có lẽ do tác dụng phụ gây bong tróc da
nên nhiều người lầm tưởng rằng retinoids sẽ làm mỏng da.
3. Không
nên sử dụng retinoids dạng bôi chung với BHA do làm tăng nguy cơ gây kích ứng
da.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Zaenglein AL, Pathy AL,
Schlosser BJ et al. Guidelines of care for the management of acne
vulgaris. J
Am Acad Dermatol. 2016;74(5):945–973.e33.
2. Chaowattanapanit, S., Silpa-archa, N., Kohli, I., Lim, H. W.,
& Hamzavi, I. (2017). Postinflammatory
hyperpigmentation: A comprehensive overview. Journal of the American Academy of
Dermatology, 77(4), 607–621. doi:10.1016/j.jaad.2017.01.036
3. Skin
Dana L. Sachs and John J. Voorhees .Vitamin A: Retinoids and the Treatment of
Aging. Cosmeceuticals
and cosmetic practice / edited by Patricia K. Farris.
4. Randhawa M, Rossetti D, Leyden JJ, et al.
One-year topical stabilized retinol treatment improves photodamaged skin in a
double-blind, vehicle-controlled trial. J Drugs Dermatol. 2015;14:271–280.
5. Kong, R., Cui, Y., Fisher, G. J., Wang, X., Chen, Y.,
Schneider, L. M., & Majmudar, G. (2015). A comparative study of the effects of retinol and retinoic acid on
histological, molecular, and clinical properties of human skin. Journal of
Cosmetic Dermatology, 15(1), 49–57. doi:10.1111/jocd.12193
6. Buchanan PJ, Gilman RH. Retinoids: Literature Review and
Suggested Algorithm for Use Prior to Facial Resurfacing Procedures. J Cutan Aesthet Surg.
2016;9(3):139–144. doi:10.4103/0974-2077.191653
7. Weinstein GD, Nigra TP, Pochi PE, Savin RC, Allan A, Benik
K, et al. Topical tretinoin for treatment of photodamaged skin. A multicenter
study. Arch Dermatol. 1991;127:659–65
8. Kligman DE, Sadiq I, Pagnoni A, Stoudemayer T, Kligman AM.
High-strength tretinoin: A method for rapid retinization of facial skin. J Am Acad Dermatol. 1998;39(2
Pt 3):S93–7
9. Griffiths CE, Kang S, Ellis CN, Kim KJ, Finkel LJ,
Ortiz-Ferrer LC, et al. Two concentrations of topical tretinoin (retinoic acid)
cause similar improvement of photoaging but different degrees of irritation. A
double-blind, vehicle-controlled comparison of 0.1% and 0.025% tretinoin
creams. Arch Dermatol. 1995;131:1037–44.
10.
Olsen EA, Katz HI, Levine N, Nigra TP, Pochi PE, Savin RC,
et al. Tretinoin emollient cream for photodamaged skin: Results of 48-week,
multicenter, double-blind studies. J Am Acad Dermatol. 1997;37(2 Pt 1):217–26
11.
Babcock M, Mehta RC, Makino ET. A randomized,
double-blind, split-face study comparing the efficacy and tolerability of three
retinol-based products vs. three tretinoin-based products in subjects with
moderate to severe facial photodamage.J Drugs Dermatol. 2015
Jan;14(1):24-30.
12.
Ho ET, Trookman NS, Sperber BR, et al. A randomized,
double-blind, controlled comparative trial of the anti-aging properties of
nonprescription tri-retinol 1.1% vs. prescription tretinoin 0.025% J Drugs Dermatol. 2012;11(1):64–69.
13.
McDaniel DH1, Mazur C1, Wortzman MS2, Nelson DB2. Efficacy and tolerability of a
double-conjugated retinoid cream vs 1.0% retinol cream or 0.025% tretinoin cream in subjects with mild to severe
photoaging. J Cosmet Dermatol. 2017
Dec;16(4):542-548. doi: 10.1111/jocd.12381. Epub 2017 Aug 1
0 nhận xét:
Đăng nhận xét