LOVE YOUR SKIN WITH EVIDENCE-BASED COSMETOLOGY

Thứ Ba, 9 tháng 2, 2021

THE SAFETY OF COSMETIC PROCEDURES DURING PREGNANCY

DR. PHAM TANG TUNG

Trong quá trình thực hành lâm sàng, có một nhóm đối tượng luôn khiến những người làm lâm sàng ở tất cả các chuyên ngành thận trọng và đôi khi bối rối trong quyết định lựa chọn phương pháp điều trị. Điều trị thẩm mỹ ở phụ nữ có thai và đang cho con bú thực sự là một thách thức bởi chúng ta chưa có nhiều bằng chứng lâm sàng về mức độ an toàn của thuốc bôi cũng như các thủ thuật đối với nhóm bệnh nhân nhạy cảm này.

Bài này sẽ thảo luận về tính an toàn trên phụ nữ có thai và cho con bú của một số thủ thuật thường sử dụng trong ngành da liễu thẩm mỹ. 

1. Thuốc tiêm tê và bôi tê trong thẩm mỹ.

a. Thuốc tiêm tê

- Lidocaine  được phân loại nhóm B do thai nhi có thể hấp thu và chuyển hóa được lượng lidocain đi qua hàng rào nhau thai. Vấn đề đáng lo ngại khi sử dụng lidocaine ở phụ nữ có thai là khi sử dụng thuốc liều cao và trong trường hợp tiêm lidocain vào mạch máu. Hai trường hợp này có thể gây ra tình trạng ngộ độc thần kinh và tim mạch ở thai nhi. Mặc dù lidocacine thường được sử dụng kèm filler và trong các thủ thuật da liễu, nhưng hàm lượng lidocaine thấp hơn nhiều so với mức khuyến cáo tối đa.

- Benzocaine, bupivacaine, and mepivacaine, tetracaine: Pregnancy category C, không nên sử dụng ở phụ nữ có thai.

b. Thuốc bôi tê

- 2.5% lidocaine/prilocaine: Pregnancy category B, an toàn ở phụ nữ có thai, tránh dây vào mắt.

- Benzocaine: Pregnancy category C, không nên sử dụng do nguy cơ gây methemoglobin máu ở trẻ sơ sinh. 

- Tetracaine: Pregnancy category C

2. Tiểu phẫu (nạo, phẫu thuật, đốt điện)

Hầu hết các tiểu phẫu như loại bỏ skin tag (u mềm treo) bằng cách cạo hoặc áp lạnh, hoặc thủ thuật loại bỏ các tổn thương lành tính như dày sừng tiết bã dermatosis papulosa nigra bằng đốt điện được cho là an toàn ở phụ nữ có thai. 

3. Peel hóa chất

- Glycolic acid peel: Tương đối an toàn, glycolic acid 30-70% được cho là an toàn ở phụ nữ có thai do tác động chủ yếu ở bề mặt và thấm hạn chế vào da.

- Lactic acid 2% an toàn trong điều trị mụn ở phụ nữa có thai

- Salicylic acid peel: Pregnancy category C, Peel salicylic nên tránh sử dụng trên diện tích da lớn do salicylic acid được hấp thu khoảng 25% vào cơ thể. Tuy nhiên có thể sử dụng các sản phẩm mỹ phẩm chứa nồng độ salicylic acid thấp dưới 5%. 

Đọc lại điều trị mụn trứng cá ở phụ nữ có thai: https://www.drtungmd.com/2020/12/huong-dan-ieu-tri-mun-toan-o-phu-nu-co.html

4. Botox

- Botulinum toxin A: Nhiều báo cáo cho thấy không có ảnh hưởng lên thai nhi khi sử dụng Botox trong thẩm mỹ hoặc điều trị y khoa (dự phòng đau nữa đầu prophylaxis, co thắt tâm vị, rối loạn trương lực cơ cổ) ở hầu hết bệnh nhân. 

- Có hai trường hợp xẩy thai đã được báo cáo, tuy nhiên chưa rõ có phải do botox hay không. Liều cao Botox (600 UI) không khuyến cáo sử dụng do có thể gây yếu toàn thân. Không đủ bằng chứng để đưa ra khuyến cáo sử dụng Botox ở phụ nữ có thai.

- Trong trường hợp bệnh nhân có thai muốn điều trị thẩm mỹ botox, phiếu đồng thuận thủ thuật cần phải được liệt kê như là một chống chỉ định.

5. Filler

- Có khoảng 21 loại filler được FDA chấp thuận sử dụng như collagen, hyaluronic acid, calcium hydroxylapatite, and poly-L-lactic acid.

- Tuy nhiên chưa có đủ dữ liệu về tính an toàn khi sử dụng các loại filler này ở phụ nữ có thai, do đó chưa thể đưa ra khuyến cáo. 

6. Laser và ánh sáng

- Chưa có khuyến cáo chắc chắn cho việc sử dụng laser cho các thủ thuật thẩm mỹ.

- Laser CO2 và Nd: YAG đã được sử dụng một cách an toàn khi điều trị sùi mào gà ở phụ nữ có thai trong một vài báo cáo. 

- Holmium: YAG và laser nhuộm xung (PDL) đã được sử dụng an toàn và thành công để điều trị sỏi tiết niệu ở phụ nữ có thai. 

- Permanent hair removal is not recommended during pregnancy because of the lack of safety data. Patients are advised to wax, shave, and use depilatory creams

- Triệt lông vĩnh viễn không khuyến cáo áp dụng trong quá trình mang thai do thiếu các dữ liệu an toàn. Thay vào đó bệnh nhân có thể wax, cạo hoặc sử dụng thuốc rụng lông.





TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trivedi MK, Kroumpouzos G, Murase JE. A review of the safety of cosmetic procedures during pregnancy and lactation. Int J Womens Dermatol. 2017 Feb 27;3(1):6-10. doi: 10.1016/j.ijwd.2017.01.005. PMID: 28492048; PMCID: PMC5418954.

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5418954/pdf/main.pdf

Pin It

0 nhận xét:

Đăng nhận xét