LOVE YOUR SKIN WITH EVIDENCE-BASED COSMETOLOGY

Thứ Sáu, 2 tháng 2, 2024

UỐNG BIOTIN CÓ THỰC SỰ GIÚP BẠN ĐIỀU TRỊ RỤNG TÓC KHÔNG?

BS.CKI. PHẠM TĂNG TÙNG

1. BIOTIN LÀ GÌ?

Biotin, còn được biết đến là vitamin B7 hoặc vitamin H, là một vitamin tan trong nước thiết yếu cho các quá trình chuyển hóa trong cơ thể và có vai trò trong sản xuất keratin, giúp cải thiện sức khỏe của tóc và móng. 

Lượng biotin cần thiết hàng ngày cho người lớn là 30 μg/ngày. Hầu hết mọi người có thể đáp ứng nhu cầu này thông qua chế độ ăn cân đối mà không cần bổ sung. 

Tuy nhiên, một số người vẫn chọn bổ sung biotin với liều lượng từ 500–1000 μg hàng ngày mặc dù không có bằng chứng đáng tin cậy nào chứng minh lợi ích của việc bổ sung biotin với liều lượng cao trong cộng đồng người khỏe mạnh. Thực tế, tình trạng thiếu hụt biotin thực sự rất hiếm gặp và không có đủ bằng chứng về việc bổ sung biotin cho mục đích cải thiện sức khỏe tóc và móng ở những người không thiếu hụt biotin.

2. VAI TRÒ CỦA BIOTIN ĐỐI VỚI TÓC VÀ MÓNG

Biotin đóng một vai trò thiết yếu như một cofactor cho các enzyme carboxylase, enzym này được kích hoạt khi chúng kết hợp với holocarboxylase synthase. Sau đó phức hợp enzyme này có vai trò quan trọng trong nhiều quá trình chuyển hóa, bao gồm tân sinh đường , tổng hợp axit béo và catabolism axit amin. Chức năng của biotin trong tổng hợp protein, cụ thể là trong sản xuất keratin, giải thích sự đóng góp của nó đối với sự phát triển khỏe mạnh của móng và tóc. 

Biotin có mặt tự nhiên trong nhiều loại thực phẩm và cũng được sản xuất bởi vi khuẩn đường ruột bình thường. Các thực phẩm có hàm lượng biotin cao bao gồm các loại hạt, cây họ đậu, ngũ cốc nguyên hạt, gạo lức và lòng đỏ trứng.

3. THIẾU HỤT BIOTIN

Nồng độ bình thường của biotin trong máu là 400-1200ng/L. Thiếu hụt biotin được định nghĩa khi hàm lượng biotin trong máu <200 ng/L

Thiếu hụt biotin có thể xảy ra do hai nguyên nhân chính: thiếu hụt biotin mắc phải và thiếu hụt biotin bẩm sinh. 

Thiếu hụt biotin mắc phải: có thể xảy ra nhưng là hiện tượng hiếm. Một nguyên nhân thường gặp là do tiêu thụ quá nhiều trứng sống, trong đó protein avidin có thể gắn chặt với biotin và ngăn chặn việc sử dụng biotin như một yếu tố cần thiết. Ngoài ra, việc sử dụng một số loại thuốc chống động kinh như valproic acid cũng có thể dẫn đến thiếu hụt biotin và do đó, biotin thường được cung cấp dự phòng cho những bệnh nhân này. Các nguyên nhân khác bao gồm tình trạng nghiện rượu, mang thai, sử dụng một số loại thuốc như isotretinoin, hấp thụ kém ở ruột hoặc sử dụng kháng sinh kéo dài gây gián đoạn hệ khuẩn chí bình thường ở ruột.


Thiếu hụt biotin bẩm sinh: là do một đặc điểm di truyền, dẫn đến thiếu hụt holocarboxylase synthase hoặc biotinidase. Trường hợp thiếu hụt xuất hiện trong 6 tuần đầu của cuộc đời được gọi là  hụt biotin sơ sinh, trong khi đó, sau 3 tháng tuổi, dạng thiếu hụt biotinidase chiếm ưu thế và liên quan đến việc hấp thụ biotin tự do sau khi carboxylase bị phân hủy.

4. BIỂU HIỆN LÂM SÀNG CỦA THIẾU HỤT BIOTIN

Các triệu chứng điển hình của thiếu hụt biotin bao gồm:

- rụng tóc (alopecia), 

- phát ban da kiểu eczema, 

- viêm da tiết bã, 

- viêm kết mạc, 

- và nhiều triệu chứng thần kinh như trầm cảm, letargy, hypotonia, và co giật. 

Trong khi các triệu chứng thần kinh xuất hiện ở mức độ nghiêm trọng hơn của tình trạng thiếu hụt biotin, các biểu hiện về da thường xuất hiện trước và do đó là một chỉ báo quan trọng.



5. REVIEW NGHIÊN CỨU VỀ SỬ DỤNG BIOTIN ĐỂ ĐIỀU TRỊ RỤNG TÓC

Trong một bài tổng hợp 18 báo cáo y văn cho thấy sự cải thiện về sự tăng trưởng của tóc và móng khi bổ sung cho bệnh nhân có tình trạng thiếu hụt biotin đã được xác định. 

Đối với bệnh nhân có thiếu hụt enzyme di truyền, liều lượng bổ sung biotin lớn hơn được khuyến nghị (từ 10.000 đến 30.000 μg/ngày). Những người mắc hội chứng móng giòn (brittle nail) và các bệnh lý tóc cơ bản khác, như hội chứng tóc không chải được, yêu cầu liều lượng bổ sung biotin thấp hơn, dao động từ 300 đến 3.000 μg/ngày. 

Mặc dù có những dữ liệu này, nhưng chưa có thử nghiệm ngẫu nhiên, được kiểm soát nào để chứng minh hiệu quả của việc bổ sung biotin đối với những cá nhân khỏe mạnh bình thường. Hơn nữa, chỉ có 1 báo cáo đã đo lường mức độ biotin ở những cá nhân bình thường có phàn nàn về rụng tóc. Trong nghiên cứu này với 541 phụ nữ (độ tuổi từ 9 đến 92 tuổi), 38% có mức độ biotin thấp. Tuy nhiên, trong số những phụ nữ đó, 11% sau đó được phát hiện thông qua tiền sử bệnh nhân (sử dụng kháng sinh, thuốc chống động kinh, isotretinoin, hoặc bệnh đường tiêu hóa) có lý do cho tình trạng thiếu hụt cơ bản và 35% mắc bệnh viêm da tiết bã đồng thời, gợi ý một nguyên nhân đa yếu tố cho tình trạng rụng tóc. Ngoài ra, các nghiên cứu in vitro đã cho thấy sự phân chia và phân biệt của các tế bào biểu bì nang tóc bình thường, không bệnh lý không bị ảnh hưởng bởi biotin.

6. QUAN ĐIỂM VỀ SỬ DỤNG BIOTIN ĐỐI VỚI CHĂM SÓC TÓC

-Với chế độ ăn uống bình thường và hệ tiêu hoá khoẻ mạnh là đủ để cung cấp biotin cho cơ thể, do đó với những đối tượng khoẻ mạnh này việc cung cấp biotin qua đường uống là không cần thiết.

-Với những trường hợp rụng tóc bệnh lý, có thể sử dụng biotin như một liệu pháp bổ sung, hỗ trợ cho việc điều trị. Tốt nhất là xét nghiệm hàm lượng biotin để xác định tình trạng thiếu hụt.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

Patel DP, Swink SM, Castelo-Soccio L. A Review of the Use of Biotin for Hair Loss. Skin Appendage Disord. 2017 Aug;3(3):166-169. doi: 10.1159/000462981. Epub 2017 Apr 27. PMID: 28879195; PMCID: PMC5582478.

Trüeb RM. Comment on the Use of Biotin for Hair Loss. Skin Appendage Disord. 2018 Oct;4(4):345-346. doi: 10.1159/000484489. Epub 2017 Dec 13. PMID: 30410913; PMCID: PMC6219220.


Pin It

0 nhận xét:

Đăng nhận xét