I.
CÁC THÔNG SỐ LASER
1. Chromophore: phần tử đích (mục tiêu hấp thụ
laser và ánh sáng, gồm 3 loại cơ bản: melanin, hemoglobin, nước)
2. Parameters:
các thông số gồm: wavelength (bước sóng), fluence (năng lượng), number of pulse
(số lượng xung), pulse duration (độ rộng xung), repetition rate (tỉ lệ lặp lại),
spot size
3. Lasing:
bắn laser
4. Hertz
(Hz): đơn vị tần số
5. Frequency:
Tần số (= 1/wavelength, do đó, bước sóng càng ngắn thì tần số càng cao, và bước
sóng càng dài thì tần số càng thấp)
6. Phân
biệt Energy, Power, Fluence, Irradiance:
Energy: năng lượng, được đo bằng J, =
hf (h: hằng số Planck, f: tần số =1/wavelength) do đó bước sóng dài= tần số thấp=
năng lượng photon thấp, bước sóng ngắn= tần sô cao= năng lượng photon cao.
Power: công suất năng lượng, tần số
phát ra năng lượng trong 1 s, được tính bằng w, 1w= 1 J/s
Fluence: mật độ năng lượng, năng lượng
phát ra trên mỗi đơn vị diện tích J/cm2
Irradiance: mật độ công suất năng lượng,
công suất năng lượng phát ra trên mỗi đơn vị diện tích W/cm2
II.
LASER TISSUE INTERACTION (TƯƠNG TÁC MÔ CỦA
LASER)
1. Transmittion:
dẫn truyền, nếu không phải là chromophore thì mô sẽ dẫn truyền laser mà không tạo
ra bất kì hiệu ứng gì.
2. Reflection:
phản xạ, xảy ra ở mặt cắt giữa 2 môi trường khác nhau.
3. Scattering:
tán xạ (tán xạ ở lớp bì xảy ra khi ánh sáng đi qua môi trường không đồng nhất,
có chứa các thành phần nhỏ hơn nhiều so với bước sóng, sự có mặt của các sợi
collagen, elastin, bước sóng càng ngắn thì tán xạ càng nhiều, do đó mô hấp thụ
laser càng nhiều, và độ xuyên sâu càng thấp. Ngoài ra, tán xạ còn giúp lý giải
tại sao spotsize càng lớn thì khả năng xuyên sâu càng cao, với spotsize lớn thì
khả năng các hạt photon va vào nhau và cùng định hướng lại theo hướng bắn của
tia laser, do đó laser sẽ đi càng sâu.
4. Absortion:
hấp thu, khi laser đến mô đích, nó sẽ được hấp thụ và tạo ra các hiệu ứng gồm:
photothermal (hiệu ứng quang nhiệt), photochemical (hiệu ứng quang hóa) ,
photomenical (hiệu ứng quang cơ) , và photoacoustic effects (hiệu ứng quang âm)
III.
SELECTIVE PHOTOTHERMOLYSIS: LY GIẢI QUANG
NHIỆT CHỌN LỌC
1. Threshold
fluence: mật độ năng lượng ngưỡng, là ngưỡng mật độ năng lượng mà khi vượt quá
ngưỡng này, mô đích sẽ bị phá hủy
2. Thermal
relaxation time (TRT): Thời gian bán thải nhiệt, được định nghĩa là thời gian cần
thiết để một phân tử giảm 50% nhiệt độ nhận được ban đầu của nó. Phần tử có
kích thước càng lớn thì TRT càng dài. Có thể ước lượng TRT dựa vào công thức
TRT ≈ d2 (d là đường kính phần tử tính bằng mm, TRT tính bằng s, ví
dụ mạch máu 1mm = TRT 1s, còn nếu mạch máu 0.2 mm thì TRT 0.04 s)
Thuyết ly giải quang nhiệt
chọn lọc là CỐT LÕI của laser trong da liễu, thuyết này liên quan đến 3 thông số:
1. Wavelength
(bước sóng): Mỗi bước sóng được hấp thu bởi nhiều chromophore khác nhau, cũng
như có độ xuyên sâu khác nhau. Cần phải chọn bước sóng phù hợp với chromophore
muốn nhắm tới (melanin, hemoglobin hay là nước)
2. Pulse
duration: Độ rộng xung phải ngắn hơn thời gian TRT. Tại sao? Mục đích của laser
điều trị là chỉ phá vỡ chọn lọc mô đích (melanin, hemoglobin, nước) mà không
làm tổn hại mô xung quanh. Do đó, phải làm sao đó để mô đích vỡ trước khi nhiệt
được thải ra mô xung quanh. Do đó độ rộng xung phải ngắn hơn TRT để có thể tích
đủ nhiệt phá vỡ chromophore trước khi nó kịp thải nhiệt ra hết mô xung quanh.
3. Fluance
: Mật độ năng lượng tích lũy phải vượt ngưỡng mật độ năng lượng để phá vỡ mô
đích.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét