1.
Hydroquinone,
hoạt chất điều trị nám hàng đầu.
Không
cần bàn cãi khi nói rằng hydroquinone là chất làm trắng đơn chất mạnh nhất hiện
nay, và là thuốc bôi mạnh thứ 2 chỉ sau thuốc bôi bộ ba phối hợp (hydroquinone
4%, tretinoin 0.05%, fluocinolon acetonide), nó được biết đến cách đây gần cả
trăm năm (1936). Hydroquinone là một trong những điều trị tiêu chuẩn của nám
(melasma), và được xem là thước đo tiêu
chuẩn cho các hoạt chất làm trắng khác [1].
Hydroquinone
làm giảm sắc tố bằng hai cơ chế (1) ức chế hoạt động của enzyme tyrosinase, từ
đó làm giảm tổng hợp melain và (2) ức chế sinh tổng hợp RNA và DNA, dẫn đến ức
chế sự hình thành của các túi melanosome [2].
2.
Thực trạng
sử dụng hydroquinone hiện nay trên thế giới và Việt Nam.
Hiện
nay hydroquinone đã bị cấm sử dụng trong các sản phẩm mỹ phẩm (chỉ được kê toa
và giám sát bởi bác sĩ) ở châu Âu, Úc và Nhật Bản do tác dụng phụ gây ochronsis
của hydroquinone [3]. Tại Mỹ, các sản phẩm mỹ phẩm không được phép chứa
hydroquinone quá 2%, kem bôi hydroquinone nồng độ trên 2% phải được kê bởi bác
sĩ. Còn tại Việt Nam, hydroquinone 2%,
4% đang được sử dụng một cách rộng rãi và dưỡng như không có sự kiểm soát nào.
3.
Ochronosis
– biến chứng đáng sợ do sử dụng hydroquinone thời gian dài.
Khi
sử dụng lâu dài hydroquinone, phối hợp với
tác động của ánh sáng mặt trời, các tế bào melanocyte rơi xuống vùng bì nhú và
bị hấp thu bởi các nguyên bào sợi, dẫn đến tạo ra các chất bất thường vào các
bó sợi (collagen, elastin), tạo nên các bó sợi có màu vàng nâu, hình trái chuối
trên mô học [2].
Biểu
hiện lâm sàng của ochronosis là dát hoặc sẩn tăng sắc tố ở vùng da thường xuyên
tiếp xúc ánh sáng và có tiền sử dùng hydroquinone dạng bôi trong thời gian dài.
Vị trí thường gặp phải đó là vùng da sát xương ở vùng mặt như gò má, trán, cổ
và mặt lưng cánh tay [4].
Lâm
sàng ochronosis được chia làm 3 giai đoạn: (I) hồng ban và tăng sắc tố nhẹ ở
vùng mặt và cổ, (II) tăng sắc tố đậm và xuất hiện các nang kê dạng keo đen
(colloid millia), các sẩn dạng trứng cá muối (caviar-like papula) và (III) dạng
sẩn nốt với viền viêm xung quanh [4].
Từ
1966-2007, trên thế giới có 789 case được báo cáo, với nồng độ hydroquinone được
sử dụng từ 1%-4%, và khoảng thời gian sử dụng thường là trên 1 năm. Chỉ có 2
case được báo cáo khi sử dụng hydroquinone 2%, hoặc 4% trong khoảng thời gian
dưới 4 tháng. Tuy nhiên, biến chứng này hiếm khi xảy ra nếu được theo dõi chặt
chẽ bởi bác sĩ chuyên khoa [2].
4.
Lời
khuyên sử dụng hydroquinone
Hydroquinone
là một chất làm trắng mạnh, và chỉ an toàn khi được sử dụng và giám sát bởi bác
sĩ da liễu. Việc sử dụng hydroquinone không có sự giám sát của bác sĩ nguy hiểm
hơn thời gian sử dụng hydroquinone. Một nghiên cứu của 72 bác sĩ lâm sàng trên
20814 bệnh nhân cho thấy không có ai bị ochronosis khi sử dụng hydroquinone
2%-5% trong khoảng thời gian 8 tuần đến 2 năm dưới sự giám sát của bác sĩ [2].
Thời
gian trung bình để có thể thấy được rõ tác dụng của hydroquinone là từ 8-12 tuần
[1].
Nên ngưng
hydroquinone nếu không thấy tác dụng sau khi thoa 2-3 tháng [3].
Thời
gian khuyến cáo sử dụng hydroquinone an toàn là khoảng 16 tuần [1].
Hydroquinone có thể sử dụng trong thời gian dài hơn, nhưng phải có sự giám sát
chặt chẽ bởi bác sĩ da liễu, bệnh nhân nên tái khám bác sĩ mỗi 3 tháng khi sử dụng
kéo dài [2].
TÀI
LIỆU THAM KHẢO
1.
Sarma N, Chakraborty S, Poojary SA, et al. Evidence-based
Review, Grade of Recommendation, and Suggested Treatment Recommendations for
Melasma. Indian Dermatol Online J.
2017;8(6):406‐442. doi:10.4103/idoj.IDOJ_187_17
2.
Tse TW. Hydroquinone for skin lightening: safety profile,
duration of use and when should we stop?. J Dermatolog Treat.
2010;21(5):272‐275. doi:10.3109/09546630903341945
4.
Simmons BJ, Griffith RD, Bray FN, Falto-Aizpurua LA, Nouri K.
Exogenous ochronosis: a comprehensive review of the diagnosis, epidemiology,
causes, and treatments. Am J Clin Dermatol. 2015;16(3):205‐212. doi:10.1007/s40257-015-0126-8
0 nhận xét:
Đăng nhận xét