HOẠT CHẤT ĐIÊU TRỊ NÁM MỚI
Nám là một trong những rối loạn sắc tố khó điều trị, tỉ lệ tái phát cao, mức độ hài lòng điều trị nám thấp ở cả bệnh nhân lẫn bac sĩ và là một trong những vấn đề gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tinh thần và chất lượng sống của bệnh nhân. Có rất nhiều hoạt chất điều trị nám hiện nay như hydroquinone, arbutin, kojic acid, azelaic acid... Tuy nhiên nghiên cứu về các hoạt chất trị nám mới hiệu quả hơn và an toàn hơn vẫn đang diễn ra trên khắp thế giới. Bài viết hôm nay sẽ trình bày về 3 hoạt chất mới nhất và hiện đang có ở thị trường hiện nay của Việt Nam.
1. Pidobenzone
Cơ chế làm trắng da của pido liên quan đến:
giảm mức độ tăng sinh của melanocytes,
giảm tổng hợp melanosome và tăng thoái hóa melanosome.[1]
Một nghiên cứu được tiến hành để chứng
minh hiệu quả của pidobenzone đã được tiến hành trên 20 bệnh nhân bị nám (8 bệnh
nhân nám thượng bì, 8 bệnh nhân nám bì, 4 bệnh nhân nám hỗn hợp). Những bệnh
nhân được sử dụng pidobenzone 4% (k5lipogel, Italia) 2 lần mỗi ngày trong 16 tuần.
Kết quả được đánh giá theo các mức đáp ứng gồm: đáp ứng rất tốt (75-100%), đáp ứng
tốt (50-75%), đáp ứng trung bình (25-50%), đáp ứng yếu (0-25%), và không đáp ứng.
Kết quả thu được như sau:
-
8 bệnh nhân nám thượng bì đáp ứng rất tốt,
gần như hết sạch tổn thương nám
-
8 bệnh nhân nám bì: 2 bệnh nhân hết sạch
nám, 6 bệnh nhân còn lại đáp ứng yếu <25%
-
4 bệnh nhân nám hỗn hợp đáp ứng tốt
(50-75%).
Không
có tác dụng phụ nào xảy ra trong quá trình điều trị. Các bệnh nhân ở trên được
theo dõi 3 tháng sau điều trị, không có bệnh nhân nào tái phát nám. [mức bằng
chứng 4-khá thấp]
2. Cysteamine (Cyspera)
Cysteamine hydrochloride là một aminothiol
được sản xuất tự nhiên trong cơ thể và là sản phẩm thoái hóa của axit amin
L-cysteine. Các nghiên cứu đã cho thấy, cysteamine có khả năng ức chế hoạt động
của tyrosinase đồng thời làm tăng tổng hợp pheomelanin. [2]
Melanin ở người có 3 loại: eumelanin,
pheomelanin, neuromelanin. Eumelanin là phổ biến nhất là các hạt sắc tố màu nâu
hoặc đen, chủ yếu ở người da đen và da vàng. Pheomelanin là hạt sắc tố quy định
màu tóc đỏ và neromelanin được tìm thấy ở não bộ. [3]
Cysteamine chỉ có hoạt tính ức chế tổng hợp
melanin mà không có khả năng gây độc tế bào melanocyte. Chất không có khả năng
gây độc tế bào melanocyte an toàn khi sử dụng lâu dài hơn so với các chất làm
trắng có khả năng gây độc tế bào melanocytes (ví dụ: hydroquinone có khả năng
gây độc và giết chết tế bào melanocytes, dẫn đến biến chứng giảm hoặc mất sắc tố).[2]
Một nghiên cứu ngẫu nhiên, mù đôi có đối chứng đã được tiến hành
trên 40 bệnh nhân bị nám má thượng bì nhằm đánh giá hiệu quả điều trị nám của
kem bôi cysteamine 5%. 40 bệnh nhân này được chia thành 2 nhóm, 20 bệnh nhân được
bôi cysteamine 5% một lần mỗi tối trước khi ngủ, 20 bệnh nhân còn lại được dùng
giả dược. Kết quả được đánh giá vào tháng thứ 2 và tháng thứ 4 kể từ thời điểm
bắt đầu nghiên cứu thông qua các thiết bị Dermacatch, Mexameter (hai thiết bị
đánh giá melanin và hồng ban hiện đại nhất hiện nay).
Kết quả nghiên cứu cho thấy tại thời điểm
2 tháng và 4 tháng, nhóm bệnh nhân sử dụng cysteamine có sự cải thiện đáng kể
so với nhóm chứng, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p=0.1 ở thời điểm
tháng thứ 2, p=0.2 ở thời điểm tháng thứ 4). [2]
Một nghiên cứu khác về hiệu quả của
cysteamine được công bố trên tạp chí của hội bác sĩ da liễu Anh cũng đã chứng
minh được hiệu quả điều trị nám của cysteamine. 50 bệnh nhân tham gia trong
nghiên cứu này được chia ra thành hai nhóm, 25 người bôi cysteamine một lẫn mỗi
tối trước khi đi ngủ trong vòng 4 tháng, 25 người còn lại sử dụng giả dược.
Nghiên cứu được đánh giá bằng Mexameter (thiết bị đánh giá mức độ khác biệt sắc tố giữa
tổn thương nám và vùng da thường xung quanh, mức độ khác biệt càng lớn thì nám
càng nặng và ngược lại ) và thang điểm MASI. Kết quả cho thấy điểm Mexameter ở
nhóm sử dụng cysteamine giảm từ 75 xuống 39 (tháng 2) và 26 (tháng thứ 4),
trong khi nhóm chứng thì các điểm số lần lượt là 68, 63, 60, sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê mạnh (p= 0.001 và p<0.001).
[4]
Ngoài ra Behrooz cũng đã báo cáo một trường
hợp bệnh nhân điều trị hiệu quả nám kháng trị bằng kem cysteamin 5% sau khi điều
trị thất bại bằng kem bôi bộ ba phối hợp theo công thức Klings’ man (5%
hydroquinone, 1% dexamethasone and 0.05% retinoic acid). [5]
Ngoài khả
năng ức chế sự hình thành sắc tố, cysteamine còn được biết đến như là chất chống
oxi hóa mạnh và có khả năng chống các đột biến ung thư trên da.
3.
Thiamidol (Eucerin)
Thiamidol (isobutylamido –thyazolyl-
resorcinol) là chất có khả năng ức chế mạnh enzyme tyrosinase ở người. Trong
phòng thí nghiệm, thiamidol thể hiện khả năng ức chế sắc tố mạnh mẽ hơn so với
các chất làm trắng khác như kojic acid, arbutin và thậm chí là hydroquinone. Trong
một thí nghiệm ở trên động vật (heo) thiamidol có thể làm gần như biến mất đốm
nâu trong vòng 4 tuần với nồng độ sử dụng là 0.1%. [6]
Một nghiên cứu lớn nhằm đánh giá hiệu quả cũng
như so sánh hiệu quả của thiamidol so với hydroquinone đã được tiến hành bởi
Craig. Nghiên cứu này gồm hai phần.
Phần 1: so sánh hiệu quả của thiamidol so với
nhóm chứng không điều trị hoạt chất gì, nghiên cứu này được tiến hành trên 39 bệnh
nhân. Kết quả thu được cho thấy thiamidol giúp cải thiện tình trạng nám rõ rệt,
điểm MASI giảm từ 10 xuống 6 sau 12 tuần điều trị (P<0.001).
Phần 2: so sánh hiệu quả của thiamidol (0.2%) so với hydroquinone (2%). Cả hai loại
thuốc bôi đều giúp cải thiện tình trạng tăng sắc tố với sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê (p<0.001 và p=0.001). Tuy nhiên điểm MASI ở bên được điều trị
thiamidol giảm nhiều hơn so với bên điều trị hydroquinone, cho thấy thiamidol
hiệu quả hơn so với hydroquinone 2%. Hơn nữa, sau 12 tuần thì số bệnh nhân có sự
cải thiện ở nhóm thiamidol là 78,6 % so với nhóm hydroquinone là 60.7%, ngoài
ra không có bệnh nhân nào bị hiện tượng rebound (nám nặng hơn) sau khi sử dụng
thiamidol, trong khi đó có 10,7% bệnh nhân dùng hydroquinone bị nám nặng hơn
sau 12 tuần.
Tóm lại, ngày càng có nhiều hoạt chất làm
trắng mới được nghiên cứu và ứng dụng trong lâm sàng, những hoạt chất mới thường
an toàn hơn so với các thế hệ cũ như hydroquinone, hiệu quả có thể tương đương
hoặc tốt hơn, tuy nhiên cần có thêm nhiều nghiên cứu có mức độ bằng chứng mạnh
hơn để khẳng định lại hiệu quả và mức độ an toàn của chúng.
TÀI
LIỆU THAM KHẢO
1.
Zanieri, F., Assad, G. B.,
Campolmi, P., & Lotti, T. (2008). Melasma: Successful treatment
with pidobenzone 4% (K5®lipogel). Dermatologic Therapy, 21, S18–S19. doi:10.1111/j.1529-8019.2008.00197.x
2.
Farshi S,
Mansouri P, Kasraee B. Efficacy of cysteamine cream in the treatment of
epidermal melasma, evaluating by Dermacatch as a new measurement method: a
randomized double blind placebo controlled study [published correction appears
in J Dermatolog Treat. 2020 Feb;31(1):104]. J Dermatolog Treat.
2018;29(2):182-189. doi:10.1080/09546634.2017.1351608
4.
Mansouri P,
Farshi S, Hashemi Z, Kasraee B. Evaluation of the efficacy of cysteamine 5%
cream in the treatment of epidermal melasma: a randomized double-blind
placebo-controlled trial. Br J Dermatol. 2015;173(1):209-217. doi:10.1111/bjd.13424
5.
Kasraee B,
Mansouri P, Farshi S. Significant therapeutic response to cysteamine cream in a
melasma patient resistant to Kligman's formula. J Cosmet Dermatol. 2019;18(1):293-295. doi:10.1111/jocd.12837
6.
Arrowitz C, Schoelermann AM, Mann T, Jiang LI,
Weber T, Kolbe L. Effective Tyrosinase Inhibition by Thiamidol Results in
Significant Improvement of Mild to Moderate Melasma. J Invest Dermatol. 2019;139(8):1691-1698.e6. doi:10.1016/j.jid.2019.02.013
0 nhận xét:
Đăng nhận xét