TỔNG QUAN CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ SẸO RỖ
BS PHẠM TĂNG TÙNG
1. Tổng quan
Sẹo trứng cá là một trong những vấn đề thẩm mỹ được quan tâm hiện nay. Sẹo là sự thay thế mô thường bởi các mô xơ do mụn trứng cá không được điều trị sớm. Hầu hết mọi người ( khoảng 90%) bị sẹo trứng cá ở nhiều mức độ khác nhau [1].
Cơ chế bệnh sinh của sẹo trứng cá rất phức tạp, liên quan đến quá trình viêm kéo dài và sự thiếu hụt collagen trong quá trình lành thương [2].
2. Phân loại sẹo trứng cá.
4. Các phương pháp điều trị sẹo lõm trứng cá.
5. Tổng quan một số phương pháp điều trị sẹo.
5.1 Filler sẹo
Thủ thuật filler sẹo sử dụng các chất làm đầy để bù đắp cho thể tích mô bị thiếu hụt của sẹo. Filler sẹo có thể sử dụng các chất làm đầy ngắn hạn (hyaluronic acid: 6-12 tháng), bán vĩnh viễn (calcium hydroxylapatite, Poly-L-lactic acid : 1-2 năm) hoặc vĩnh viễn (polymethylmethacrylate), trong đó chất làm đầy ngắn hạn HA được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Chỉ định của filler sẹo là các loại sẹo rolling và boxcar nông, filler thường phối hợp với cắt đáy sẹo để mang lại hiệu quả làm đầy sẹo tốt hơn. [3]
5.2 Cắt đáy sẹo
Đây là thủ thuật đơn giản, sử dụng kim vô khuẩn hoặc kim chuyên dụng (Nokor) để giải phóng các sợi xơ của sẹo rolling, cũng như gây chảy máu dưới da nhằm tạo khoảng trống kích thích mô tăng sinh. Thủ thuật cắt đáy sẹo rất có hiệu quả, đặc biệt là đối với sẹo rolling và boxcar nông [3].
Hình 3. Kỹ thuật cắt đáy sẹo5.3 Peel điểm TCA (TCA CROSS).
TCA CROSS sử dụng Tricloacetic acid nồng độ 50-100% để chấm lên từng nốt sẹo (sử dụng đầu tăm xỉa răng). TCA sẽ gây hoại tử đến lớp bì, từ đó kích thích quá trình lành thương và tăng sinh collagen. TCA có hiệu quả đối với tất cả các loại sẹo và đặc biệt có hiệu quả đối với sẹo ice-pick.
Hình 4. Lớp frosting sau khi chấm TCA.5.6 Lăn kim RF
Thiết bị RF có khả năng phát ra sóng cao tần (bản chất là sóng điện từ) để làm nóng mô, từ đó kích thích quá trình tân tạo collagen. Sóng RF ban đầu được ứng dụng trong trẻ hóa da, và gần đây được ứng dụng trong điều trị sẹo lõm. Sóng RF được chia thành RF đơn cực (monopolar) và RF song cực (bipolar). Thiết bị lăn kim RF là công nghệ ứng dụng RF song cực được phát ra qua từng cặp kim khi đưa vào da. Sẹo rolling và boxcar đáp ứng tốt với lăn kim RF, các nghiên cứu cho thấy tỉ lệ đáp ứng điều trị cao sau 3-6 lần điều trị [3].
5.7 Các phương pháp phẫu thuật da.
Bấm cắt sẹo (punch excision): Đây là phương pháp sử dụng dụng cụ bấm sinh thiết để loại bỏ phần mô chứa sẹo ice-pick xuống đến mức hạ bì sau đó khâu lại bằng chỉ.
Bấm nâng sẹo (punch elevation): Phương pháp này sử dụng dụng cụ bấm sinh thiết để bấm xuống và nâng đáy sẹo của sẹo boxcar lên ngang bề mặt da, sau đó cố định bằng chỉ vào vùng da xung quanh.
6. Tối đa hóa điều trị sẹo lõm.
Không có phương pháp điều trị sẹo nào tối ưu cho mọi loại sẹo và hầu hết mọi người điều bị đồng thời hai hoặc cả ba loại sẹo trên mặt. Do đó để tối đa hóa hiệu quả điều trị sẹo lõm cần phải kết hợp hai hoặc nhiều phương pháp.
Các phương pháp thường được phối hợp theo những công thức sau:
TCA + cắt đáy sẹo + laser [4]
filler + cắt đáy sẹo
TCA + cắt đáy sẹo + lăn kim
punch excision + laser
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bhargava, S., Cunha, P. R., Lee, J., & Kroumpouzos, G. (2018). Acne Scarring Management: Systematic Review and Evaluation of the Evidence. American Journal of Clinical Dermatology, 19(4), 459–477. doi:10.1007/s40257-018-0358-5
https://sci-hub.do/10.1007/s40257-018-0358-5
2. Connolly D, Vu HL, Mariwalla K, Saedi N. Acne Scarring-Pathogenesis, Evaluation, and Treatment Options. J Clin Aesthet Dermatol. 2017;10(9):12-23.
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5749614/pdf/jcad_10_9_12.pdf
3. Boen, M., & Jacob, C. (2019). A Review and Update of Treatment Options Using the Acne Scar Classification System. Dermatologic Surgery, 45(3), 411–422. doi:10.1097/dss.0000000000001765
https://sci-hub.do/10.1097/dss.0000000000001765
4. Kang, W. H., Kim, Y. J., Pyo, W. S., Park, S. J., & Kim, J. H. (2009). Atrophic acne scar treatment using triple combination therapy: Dot peeling, subcision and fractional laser. Journal of Cosmetic and Laser Therapy, 11(4), 212–215. doi:10.3109/14764170903134326
https://sci-hub.do/10.3109/14764170903134326
0 nhận xét:
Đăng nhận xét