LOVE YOUR SKIN WITH EVIDENCE-BASED COSMETOLOGY

Chủ Nhật, 11 tháng 4, 2021

NÁM TĂNG SINH VÀ KHÔNG TĂNG SINH MẠCH MÁU

GUIDE TO IMPROVE TREATMENT EFFECTIVENESS OF MELASMA


1. Khái quát về nám

Nám là bệnh lí da mạn tính đặc trưng bởi sự xuất hiện của các dát sắc tố đậm màu hình mạng lưới ở vùng tiếp xúc ánh sáng mặt trời (thường xuất hiện nhất ở vùng mặt). Biểu hiện lâm sàng của nám có tính đối xứng, thường xuất hiện ở người có type da tối màu hơn type da sáng màu và gặp nhiều hơn ở phụ nữ so với nam giới.

Theo độ sâu mô học nám được phân loại thành nám nông (phân bố ở thượng bì), nám sâu (chỉ phân bố ở lớp bì) và nám hỗn hợp (phân bố ở cả thượng bì lẫn bì).

Theo vị trí phân bố, nám được phân loại thành bốn nhóm: nám ở vùng trung tâm mặt (trán, mũi, cằm- centro-facia pattern), nám 2 gò má (malar pattern), nám vùng hàm (mandibular pattern) và nám ngoài mặt (extra-facial pattern).

Nám là một bệnh lí da khó điều trị, với mức độ hài lòng trong điều trị thấp do tình trạng tái phát nám gần như là điều tất yếu. Nám hiện nay được điều trị bằng thuốc bôi, uống, peel da, laser và  thủ thuật tiêm mesotherapy. Mặc dù nám đáp ứng tốt với điều trị, nhưng việc tầm soát và hạn chế nám tái phát là một vấn đề đau đầu của cả bệnh nhân lẫn bác sĩ da liễu trên toàn thế giới.

2. Tiếp cận điều trị nám theo phân loại

Hiện nay nám được tiếp cận điều trị theo phân bố mô học của nám. Việc phân loại nám thượng bì, bì và hỗn hợp (phổ biến nhất) giúp bác sĩ lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp nhằm đem lại đáp ứng điều trị cao nhất.

Nám thượng bì thường đáp ứng nhanh và tốt với thuốc bôi, peel da. Trong khi nám sâu đáp ứng tốt với laser tonning 1064 nm. Nám hỗn hợp đòi hỏi phải có sự phối hợp của nhiều phương pháp gồm cả bôi, uống và laser.

Trong những năm gần đây, một yếu tố xuất hiện trong các trường hợp nám ngày càng được nhắc đến nhiều hơn là yếu tố mạch máu. Dựa vào yếu tố này, bằng cách quân sát da nám dưới dermoscopy chúng ta còn có thể phân loại nám thành nám có tăng sinh mạch máu (gồm tăng sinh thêm mạch máu và giãn mạch) và nám không có tăng sinh mạch máu.

Việc tiếp cận nám theo hướng mới này có thể giúp chúng ta đưa ra liệu trình điều trị nám phối hợp chuẩn xác hơn, cá nhân hóa hơn cho từng bệnh nhân.

3. Tiếp cận điều trị nám theo phân loại nám tăng sinh mạch máu và không có tăng sinh mạch máu.

Tranexamic acid là một trong những hoạt chất điều trị nám được nghiên cứu nhiều nhất trong những năm gần đây. Cơ chế điều trị nám của tranexamic acid thông qua việc ức chế chất hoạt hóa plasminogen. Plasminogen là chất có khả năng tân tạo mạch máu, tăng hoạt tính tổng hợp melanin thông qua tăng hoạt tính của tyrosinase).

Vậy trường hợp nào chúng ta nên đưa tranexamic acid vào phác đồ điều trị? Chúng ta sẽ thực sự biết xác khi chúng ta có thể xác định được phân loại nám của bệnh nhân là loại tăng sinh mạch máu hay không tăng sinh mạch máu.

Vậy công thức chung của chúng ta là: Điều trị nám có tăng sinh mạch máu = điều trị nám không có tăng sinh mạch máu + tranexamic acid.

4. Nghiên cứu lâm sàng về hiệu quả của thuốc bôi trị nám chứa tranexamic acid theo phân loại mạch máu trong nám.







Massimo đã tiến hành đánh giá hiệu quả của kem bôi A và B ( giống nhau về thành phần, chỉ khác là kem B có thêm tranexamic acid). 60 bệnh nhân tham gia nghiên cứu được chia thành ba nhóm A, B, C và lần lượt được điều trị bởi kem bôi A, B và kem giả dược, 2 lần mỗi ngày trong 10 tuần. 

Kết cho thấy  điểm MASI của bệnh nhân nhóm A và B cải thiện đáng kể so với nhóm C (p> 0.05). Trong đó, những bệnh nhân có tăng sinh mạch máu ở nhóm B có mức độ cải thiện tốt hơn so với các bệnh nhân không có tăng sinh mạch máu. 

KẾT LUẬN: Ngoài tiếp cận điều trị nám theo phân loại mô học, chúng ta nên lưu ý đến yếu tố mạch máu trong quá trình điều trị để quyết định đưa tranexamic acid vào phác đồ điều trị nám, nhằm tăng hiệu quả điều trị.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Fioranelli M, Jafferany M, Wollina U, Tirant M, Van Thuong N, Lotti T. New local treatments for different types of melasma: Vascular type vs nonvascular type. A randomized polycentric study. Dermatol Ther. 2020 May;33(3):e13300. doi: 10.1111/dth.13300. Epub 2020 Mar 22. PMID: 32157765.

Abdel Hay R, Mohammed FN, Sayed KS, Abd El Fattah NA, Ibrahim S. Dermoscopy as a useful tool for evaluating melasma and assessing the response to 1064-nm Q-switched Nd:YAG laser. Dermatol Ther. 2020 Jul;33(4):e13629. doi: 10.1111/dth.13629. Epub 2020 Jun 13. PMID: 32431000.

Pin It

0 nhận xét:

Đăng nhận xét