LOVE YOUR SKIN WITH EVIDENCE-BASED COSMETOLOGY

Thứ Bảy, 12 tháng 6, 2021

 GIẢM SẮC TỐ DO SỬ DỤNG TRANEXAMIC ACID TRONG ĐIỀU TRỊ NÁM: 2 CASE REPORT

DR PHẠM TĂNG TÙNG


Tranexamic acid trong những năm gần đây nổi lên như là một trong những hoạt chất điều trị nám quan trọng và thu hút nhiều nghiên cứu trên toàn thế giới. 

Kể từ khi người ta phát hiện sự tăng sinh mạnh máu đóng vai trò quan trọng trong cơ chế bệnh sinh của nám thì vai trò của tranexamic acid bắt đầu được chú ý đến. Tranexamic acid có khả năng ức chế plasmin, giúp giảm kích thước và số lượng mạch máu, ngoài ra tranexamic acid còn được cho là có khả năng ức chế sự tổng hợp melanin. 

Tranexamic acid được sử dụng ở dạng uống, tiêm trong da, và cả dạng thoa:

- Dạng uống: liều điều trị 500mg/ngày được nhiều đồng thuận nhất hiện nay.

- Dạng tiêm meso trong da: nồng độ 4mg/ml, các điểm tiêm cách nhau 1cm.

- Dạng kem bôi tranexamic acid 3-5%, bôi 2 lần mỗi ngày.

Tác dụng phụ nếu có (tỉ lệ nhỏ) khi sử dụng tranexamic acid đường uống là: rối loạn tiêu hóa, phát ban ở da, người mệt mỏi. Khi tiêm và bôi là: kích ứng, đỏ da, da khô. Một kiểu tác dụng phụ rất hiếm thấy khi dùng TXA dạng uống và dạng tiêm đó là mất sắc tố. Sau đây là hai trường hợp mất sắc tố được báo cáo.

case 1: Một phụ nữ 31 tuổi, tiền sử nám trung tâm mặt trong 2 năm. Bệnh nhân được điều trị bằng cách tiêm vi điểm TXA (5ml/ml) sử dụng kim tiểu đường 0.5 ml, kèm với sử dụng kem chống nắng. Sau 3 tháng điều trị bằng TXA, điểm MASI (thang điểm đánh giá độ nặng và diện tích của nám) cải thiện rõ. Do tính chất tái phát của nám, bệnh nhân được chỉ định tiêm duy trì TXA mỗi 6 tuần. Sau lần điều trị thứ 10, nhiều dát giảm sắc tố không có triệu chứng xuất hiện ở hai cánh tay và cẳng tay của bệnh nhân. Không có hồng ban hay vảy trên bề mặt. Bệnh nhân sau đó được ngưng điều trị bằng TXA và màu da dần được cải thiện sau 2 tháng. 



Case 2 liên quan đến một phụ nữ 57 tuổi, có tiền sử bị nám 7 năm. Cô ấy không có tiền sử liên quan đến các bệnh lý di truyền như bệnh tự nhiễm, rối loạn đông máu, không có tiền sử sảy thai hay bạch biến. Khám lâm sàng cho thấy cô ấy bị nám với biểu hiện nhiều dát màu nâu xám, bờ không điều, phân bố ở vùng trung tâm mặt. Cô ấy được điều trị bằng cách tiêm vi điểm TXA. Sau 4 tháng, một dát mất sắc tố xuất hiện ở môi trên. Bác sĩ quyết định ngưng điều trị tranexamic acid. Sau 2 tháng theo dõi, dát mất sắc tố không có dấu hiệu phục hồi. 



Bàn luận: Trong case 1, các dát sắc tố xuất hiện xa vị trí tiêm, do đó giả thuyết đưa ra là có thể do tích lũy liều gây ra tác dụng phụ hệ thống như trong trường hợp uống tranexamic acid. Trong case 2, dát mất sắc tố xuất hiện tại chỗ, phản ứng này có thể liên quan đến hiện tượng Koebner, khởi phát tổn thương giống bạch biến. Trong quá trình thực hành lâm sàng, mất/giảm sắc tố có thể được xem như là một tác dụng phụ hiếm gặp của tranexamic acid.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

https://sci-hub.do/downloads/2020-07-11/ee/litaiem2020.pdf?fbclid=IwAR2irkithJRwQJ0VwECjNIYD8HTfNE4oJXqJMCqexbLvyrRXFZSchc6xmsM


Pin It

0 nhận xét:

Đăng nhận xét