LOVE YOUR SKIN WITH EVIDENCE-BASED COSMETOLOGY

Thứ Ba, 6 tháng 4, 2021

SO SÁNH HIỆU QUẢ ĐIỀU TỊ NÁM CỦA CYSTEAMIN VỚI HYDROQUINONE

BS PHẠM TĂNG TÙNG


Nám (melasma) là một rối loạn sắc tố mạn tính được đặt trưng bởi các dát tăng sắc tố hình mạng lưới, xuất hiện chủ yếu ở vùng tiếp xúc nhiều với ánh sáng mặt trời (gò má, trán..). Nám là một trong những vấn dề da phổ biến và ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.

Mặc dù có rất nhiều phương pháp và công cụ điều trị nám (từ hàng chục loại thuốc bôi, peel hóa chất, laser, lăn kim, mesotherapy) mang lại hiệu quả điều trị cao, tuy nhiên tình trạng tái phát nám là dường như không thể tránh khỏi. 

Thuốc bôi tiêu chuẩn trong điều trị nám là hydroquinone 4% (chỉ được sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ da liễu). Tuy nhiên hydroquinone không được sử dụng lâu dài trong điều trị nám do các tác dụng phụ đáng sợ của nó (ochronosis, mất sắc tố... khi sử dụng liên tục > 6 tháng). Ngày nay, ngày càng có nhiều hoạt chất điều trị nám mới an toàn hơn trong điều trị nám như: cysteamine, pidobenzone, thiamidol đã được chứng minh hiệu quả. 

Đọc lại bài hoạt chất mới trong điều trị nám tại: đây

Cysteamine (Cyspera) xuất hiện phổ biến ở thị trường châu Âu và gần đây xuất hiện ở Việt Nam là một trong những hoạt chất mới trong điều trị nám. Vậy hiệu quả của hoạt chất này so với hydroquinone như thế nào?

Paula đã tiến hành thử nghiệm lâm sàng, đa trung tâm, mù đôi nhằm so sánh hiệu quả của hydroquinone 4% và cysteamine 5% trên 40 phụ nữ ở Brazil. Những phụ nữ này bôi ngẫu nhiên kem chứa hydroquinone hoặc cysteamine mỗi tối trong 120 ngày. Hiệu quả được đánh giá bằng thang điểm mMASI và MELASQoL tại thời điểm ban đầu, 60 ngày và 120 ngày. Kết quả sau 60 ngày, mức độ giảm nám (tính theo độ giảm của thang điểm mMASI) của nhóm bệnh nhân được điều trị bằng HQ là 41%, của nhóm Cysteamine là 24%. Kết quả này sau 120 ngày lần lượt là 53% và 38%. Kết quả cho thấy HQ giúp cải thiện nám nhanh và mạnh hơn so với cysteamine. 



Một nghiên cứu tương tự được tiến hành ở Úc trên 14 bệnh nhân bởi Jennifer cũng đã cho kết quả tương tự. Kết quả sau 16 tuần sử dụng, nhóm bệnh nhân sử dụng HQ cải thiện 32% điểm mMASI, trong khi đó mức độ cải thiện ở nhóm sử dụng Cysteamine là 21,3%. Tác dụng phụ ở nhóm sử dụng Cysteamine (ngứa, kích ứng da) cao hơn so với nhóm sử dụng HQ.

Kết luận: HQ vẫn mạnh hơn nhiều so với Cysteamine trong điều trị nám. Ưu tiên lựa chọn HQ trong thời gian điều trị tấn công nám. Cân nhắc sử dụng Cysteamine trong giai đoạn duy trì.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

Lima PB, Dias JAF, Cassiano D, Esposito ACC, Bagatin E, Miot LDB, Miot HA. A comparative study of topical 5% cysteamine versus 4% hydroquinone in the treatment of facial melasma in women. Int J Dermatol. 2020 Dec;59(12):1531-1536. doi: 10.1111/ijd.15146. Epub 2020 Aug 31. PMID: 32864760.

Nguyen J, Remyn L, Chung IY, Honigman A, Gourani-Tehrani S, Wutami I, Wong C, Paul E, Rodrigues M. Evaluation of the efficacy of cysteamine cream compared to hydroquinone in the treatment of melasma: A randomised, double-blinded trial. Australas J Dermatol. 2021 Feb;62(1):e41-e46. doi: 10.1111/ajd.13432. Epub 2020 Sep 27. PMID: 32981068.

Lee CM. A comparative study of topical 5% cysteamine versus 4% hydroquinone in the treatment of facial melasma in women: the devil is in the detail. Int J Dermatol. 2021 Feb;60(2):255. doi: 10.1111/ijd.15373. Epub 2020 Dec 17. PMID: 33332600.



Pin It

0 nhận xét:

Đăng nhận xét